ung dung di dong

Làm thế nào để biến một ý tưởng thành ứng dụng di động

admin
Tháng Mười Hai 26, 2017 0 Comment

Một lúc nào đó, trong đầu bạn chợt lóe lên ý tưởng rất hay về một ứng dụng nào đó dành cho thiết bị di động, thế nhưng trở ngại lớn nhất là làm thế nào để biến nó trở thành hiện thực, cũng như phải làm sao để tạo ra doanh thu mà nuôi sống bản thân. Nếu bạn đang rơi vào tình huống như vậy, hãy tham khảo những bước cơ bản dưới đây để biến bất kỳ ý tưởng nào đó trở thành ứng dụng di động hữu ích.

Bước đầu tiên: đặt mục tiêu cụ thể cho ứng dụng của mình

Bạn có biết, bí quyết của những lập trình viên giỏi nhất thế giới là gì không? Đó chính là bắt đầu mọi thứ từ giấy và bút, chứ không phải ngay lập tức mở lên và soạn ra các đoạn code khó hiểu. Vậy, bạn sẽ cần phải làm gì với hai món đồ này?

Rất đơn giản, hãy viết ra những mục tiêu cụ thể mà ứng dụng sẽ phải đạt được, bao gồm:

– Ứng dụng đó sẽ làm được những gì?

– Nó sẽ giúp giải quyết những vấn đề gì mà người dùng hay gặp phải

– Cách thức để thu hút người dùng chú ý và tải ứng dụng về máy điện thoại di động.

– Nó có thực sự góp phần đơn giản hóa cuộc sống hay không.

Khi đã giải được những bài toán nêu trên, ứng dụng của bạn chắc chắn sẽ có tính khả thi rất cao, khi được phát hành có thể được sử dụng rộng rãi bởi hàng nghìn, hàng triệu người dùng trên toàn thế giới.

Bước thứ 2: phác thảo ý tưởng

Khi đã xác định được những vấn đề mà một ứng dụng cần phải đạt được, đây đã là lúc bạn cần phải lên bản phác thảo cho ý tưởng của mình. Đến lúc này, bạn vẫn chưa cần sử dụng đến chiếc máy tính thân yêu của mình đâu, giấy và bút vẫn là trợ thủ đắc lực để biến ý tưởng thành một bài thuyết trình đầy trực quan.

Vì sao lại cần phải làm như vậy, bởi đôi khi bạn sẽ cần có những nhà tài trợ, các nhà đầu tư đứng đằng sau để giúp hiện thực hóa ý tưởng ấy. Cần biết rằng, lập trình ứng dụng di động không phải là một công việc đơn giản, thậm chí nó cần rất nhiều thời gian, nhân lực và chi phí.

Hãy xác định rằng ứng dụng của bạn sẽ là miễn phí hay trả phí để tải về, nếu miễn phí thì sẽ có những phương thức thu lại lợi nhuận bằng cách nào, thời gian ra sao…, điều này là rất cần thiết để các nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội sinh lời của ứng dụng, từ đó mà sẵn sàng chi ra một số tiền không nhỏ cho quá trình hoàn thiện nó.

Bước thứ 3: Nghiên cứu thị trường

Đây là một công việc cực kỳ quan trọng nếu bạn không muốn ứng dụng android hay iOS của mình chết yểu, bởi nó sẽ không thể cạnh tranh được với các đối thủ đi trước, hay thậm chí là những ứng dụng được phát triển sau đó. Ví dụ bạn muốn phát triển phần mềm quản lý nhà trọ, bạn cần kiểm tra nhu cầu người dùng thông qua lượt tìm kiếm với công cụ Ahrefs, tìm kiếm đối thủ xem có ai làm mạnh không, bạn có gì khác biệt không để nổi trội hơn.

Đến bước này, bạn đã có thể mở máy tính của mình lên, hãy xem cách mà đối thủ làm với ứng dụng của họ, từ đó rút ra những bài học quý giá để tránh đi vào vết xe đổ của họ.

Bước thứ 4: Wirefame

Các lập trình viên hẳn không mấy xa lạ với wirefame, một kịch bản đồ họa đầy ấn tượng được dùng để thể hiện ý tưởng phác thảo, cũng như cụ thể hóa chúng thành những tính năng một cách rõ ràng hơn. Đây cũng được đánh giá là một nền tảng quan trọng cho quá trình thiết kế ứng dụng di động.

Bước thứ 5: Thiết kế giao diện

Nếu không có kỹ năng thiết kế, đừng ngần ngại thuê ngay một nhà thiết kế chuyên nghiệp để xây dựng giao diện cho ứng dụng của mình. Có thể nói, giao diện là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ tác động trực tiếp đến thói quan và hành vi sử dụng của người dùng.

Bước thứ 6: Xây dựng ứng dụng

Khi đã chuẩn bị được đầy đủ những yếu tố cần thiết để tạo nên một ứng dụng, đây đã là lúc bạn có thể bắt đầu thực hiện công việc lập trình website của mình.

Bước thứ 7: kiểm tra bản demo

Khi đã hoàn thiện khâu xây dựng ứng dụng, bạn có thể mang bản demo này cho bạn bè, người thân hay bất kỳ ai muốn trải nghiệm dùng thử, sau đó thu thập ý kiến của họ để cải tiến sản phẩm của mình.

Bước thứ 8: chỉnh sửa ứng dụng

Trong quá trình kiểm thử bản demo, nếu phát hiện ra lỗi, hãy ngay lập tức tiến hành điều chỉnh để mang đến những trải nghiệm hoàn hảo nhất khi phát hành ứng dụng.

Bước thứ 9: kiểm tra lần cuối

Cả iOS lẫn Android đều có những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc kiểm tra, tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dùng để hoàn thiện lần cuối sản phẩm.

Bước thứ 10: phát hành sản phẩm

Nếu bạn đã đến được bước này thì xin chúc mừng, bạn đã hoàn thành một ứng dụng di động có thể sẽ mang đến sự tiện lợi cho hàng nghìn người dùng trên khắp thế giới.

-Visualcpp