.NET Core là gì? So sánh giữa .NET Framework và .NET Core
Có rất nhều tranh cãi xoay quanh vấn đề nên sử dụng .NET Framework và .NET Core để phát triển application. Vấn đề này thường xuất hiện ở những người lập trình viên .NET mới bắt đầu vào nghề. Thấu hiểu băn khoăn của các bạn, VisualCPP chia sẻ bài viết về NET Core là gì? NET Framework là gì? So sánh .NET Framework và .NET Core. Bài viết sẽ giúp bạn có cơ sở để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Định nghĩa .NET Framework và .NET Core
Không ít người dù đã làm việc với .NET lâu năm vẫn còn mù mờ về các khái niệm, định nghĩa của .NET Framework và .NET Core. Điều này khiến cho người dùng dễ hiểu sai về nền tảng, ứng dụng không phù hợp dẫn đến tạo ra những phần mềm có chất lượng không cao.
Bởi vậy, muốn so sánh và chọn đúng nền tảng để lập trình thì bạn cần phải hiểu rõ định nghĩa và các đặc điểm của chúng.
.NET Framework là gì?
.NET Framework là một nền tảng lập trình, đồng thời cũng là một nền tảng thực thi ứng dụng chủ yếu trên hệ điều hành Microsoft Windows. Framework này được phát triển bởi Microsoft. Các chương trình viết trên nền tảng .NET Framework được triển khai trong môi trường phần mềm được biết đến với tên là Common Language Runtime (CLR). Đây là một môi trường phần mềm máy ảo cung cấp đa dạng dịch vụ như: an ninh phần mềm – Sercurity, quản lý bộ nhớ – memory management và xử lý vavs lỗi ngoại nghệ – exception handing.
.NET Core là gì?
.NET Core là một open source mới và cũng là một framework đa nền tảng (cross – platform). Nền tảng được dùng trong việc xây dựng những ứng dụng hiện đại dựa trên kết nối đam mây như web app, IoT, backend cho mobile,…
Vì là một Framework đa nền tảng nên .NET Core có thể hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành như: Windows, MacOS, Linux.
.NET Core framework sẽ bao gồm ASP.NET Core, .NET Core và Entity Framework Core. Các công nghệ này khác với .NET Framework ở chỗ, chúng sẽ chạy CoreCLR Runtime – used in Universal Windows Platform.
Để biết rõ hơn sự khác biệt giữa 2 nền tảng, bạn có thể tham khảo so sánh bên dưới đây.
So sánh .NET Framework và .NET Core
Với những người làm quen với .NET hay kể cả những người làm việc với .NET lâu năm cũng vẫn hay nhầm lẫn bởi .NET Framework và .NET Core. Trên thực tế, 2 phiên bản .NET này khác nhau.
.NET Framework | .NET Core |
– Được Microsoft đưa ra chính thức vào năm 2002.
– Chỉ hoạt động trên Windows – Các nền tảng ứng dụng hoạt động dựa trên .NET Framework bao gồm: WPF, Winforms, ASP.NET(1-4). – Phù hợp để phát triển nhanh ứng dụng hoặc nâng cấp ứng dụng .NET có sẵn mà không cần thời gian dài để học. – .NET Framework hiện đang dừng ở phiên bản 4.8 và là phiên bản cuối cùng. Không có kế hoạch để nâng cấp phiên bản tiếp theo trong tương lai. |
– Tới năm 2013 thì Microsoft mới định hướng đi đa nền tảng và .NET Core được phát triển vào năm nay.
– .NET Core hiện được sử dụng trong các ứng dụng Universal Windows platform và ASP.NET Core. – .NET phù hợp với đa nền tảng từ Windows, Linux, Mac OS. – Microsoft cho ra nhiều phiên bản .NET Core mới (gần đây là 3.0) với nhiều cải tiến mới. Tốc độ thực thi cũng như khả năng mở rộng ứng dụng tuyệt vời. Cùng với sự hỗ trợ của Visual Studio Core hay các editor khác, .NET Core có thể phát triển ứng dụng dựa trên nhiều nền tảng khác nhau mà không bị trở ngại. – Việc deploy các ứng dụng với nền tảng .NET Core cũng dễ dàng hơn, tiết kiệm tài nguyên khi nó kết hợp với Azure Kubernates Service hay Docker Containers. |
Sau khi phân tích có thể thấy .NET Core mở ra nhiều cơ hội giúp phát triển ứng dụng linh hoạt trên nhiều nền tảng khác nhau. .NET Core có thể giúp bạn chạy được đa nền tảng với hiệu năng cao nhưng số lượng thư viện hỗ trợ vẫn còn hạn chế. Ngược lại, .NET Framework lại đem tới một hệ sinh thái lớn với nhiều thư hiện hỗ trợ.
Dù vậy thì khi cân nhắc sử dụng .NET Framework hay .NET Core bạn cũng cần nhìn vào hoàn cảnh thực tế.
Nên sử dụng .NET Framework hay .NET Core?
Hãy xác định mục đích lập trình ứng dụng của bạn để biết được nền tảng nào mới là lựa chọn phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Sử dụng nền tảng .NET Framework khi:
- Ứng dụng của bạn hiện tại đang sử dụng nền tảng phát triển là .NET Framework. Bạn hãy cứ tiếp tục phát triển .NET Framework. Nếu bạn muốn nâng cấp từ hệ thống .NET lên .NET Core thì bắt buộc bạn phải làm một số việc để thực hiện được. Khá là mất thời gian đó.
- .NET Framework sẽ là lựa chọn phù hợp nhất khi ứng dụng của bạn sử dụng .NET và nuget bên thứ 3 không hỗ trợ .NET Core. Dù muốn hay không bạn sẽ không thể sử dụng .NET Core.
- Nếu ứng dụng của bạn phát triển sử dụng công nghệ .NET nhưng lại không hỗ trợ .NET Core thì tất nhiên, lựa chọn của bạn chỉ có thể là .NET Framework.
- Một trường hợp nữa là khi ứng dụng của bạn sử dụng platform và không hỗ trợ nền tảng .NET Core.
Sử dụng nền tảng .NET Core khi:
- Có nhu cầu phát triển ứng dụng đa nền tảng (Cross – platform) như Linux, Windows, Mac OS. Lựa chọn tốt nhất trong hệ sinh thái chắc chắn là .NET Core. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Mono Project. Đây là 2 mã nguồn mở, nhưng .NET Core chính thức và trực tiếp được hỗ trợ bởi Microsoft nên sẽ có những khoản đầu tư phát triển trong tương lai.
- Khi Tageting Microservices hay còn biết đến là xây dựng những ứng dụng phức tạo theo module có thể tách rời. Mỗi module có thể sử dụng những công nghệ khác nhau, các thư viện hay framework khác nhau để phát triển. Khi đó, .NET Core là một lựa chọn phù hợp để hỗ trợ cho các ứng dụng theo Microservices.
- Khi hệ thống của bạn cần có hiệu năng cao và khả năng mở rộng tốt nhất thì .NET Core thực sự là lựa chọn hàng đầu.
- Ngoài ra, .NET Core sẽ phù hợp khi bạn cần xây dựng Machine learning với C# hay F# cũng như các phiên bản cần chạy đa luồng khi xử lý.
Chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin về NET Core là gì, NET Framework là gì và so sánh .NET Framework và .NET Core. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 nền tảng, ưu điểm – nhược điểm và hoàn cảnh áp dụng các nền tảng tạo nên những ứng dụng có chất lượng tốt nhất.