SSL là gì

Chứng chỉ SSL là gì? Đăng ký SSL cho website như thế nào?

admin
Tháng Mười Hai 23, 2021 0 Comment

Chứng chỉ SSL là chứng chỉ công nghệ cao cấp dùng để bảo mật website. Chứng chỉ này đảm bảo những dữ liệu được truyền từ máy chủ của website đến các trình duyệt riêng tư vẫn an toàn. Theo xu hướng mới nhất hiện nay thì tạo website có chứng chỉ SSL sẽ được đánh giá cao hơn. Các thông tin về chứng chỉ SSL, cách đăng ký chứng chỉ SSL cho website và thông tin về nhà cung cấp SSL uy tín nhất tại Việt Nam sẽ được chúng tôi chia sẻ ở bài viết này!

Chứng chỉ SSL là gì?

chứng chỉ ssl là gì

SSL viết đầy đủ bằng tiếng Anh là “Secure Sockets Layer”. Chứng chỉ an ninh công nghệ toàn cầu này giúp các doanh nghiệp khẳng định được độ tin cậy cao cho website của mình. Khi những dữ liệu được truyền từ máy chủ website đến khách hàng truy cập sẽ an toàn và được mã hóa. Các nguy cơ bị can thiệp, hack thông tin sẽ được hạn chế.

Hiện nay chứng chỉ SSL được cung cấp dưới 2 dạng là trả phí hoặc miễn phí. Các chứng chỉ SSL có phí thường có hạn sử dụng dưới 100 ngày. Sau thời gian này bạn phải gia hạn chứng chỉ SSL. Ngoài ra về mức độ bảo mật thì chứng chỉ SSL miễn phí thường không an toàn. Đặc biệt là có thể tạo nên những xung đột với các plugin được cài đặt trên website. Nếu xui bạn có thể gặp phải những trường hợp đánh cắp thông tin, làm gián đoạn quá trình vận hành website.

Bạn có thể dùng chứng chỉ SSL miễn phí để trải nghiệm cho website. Dùng về lâu dài và muốn khẳng định uy tín của website thì nên dùng các chứng chỉ SSL có phí. Hiện nay SSL bao gồm các loại chứng chỉ như:

  • Chứng chỉ DV – SSL (Domain Validation) dùng để xác thực quyền sử dụng khi bạn mua tên miền.
  • OV – SSL (Organization Validation) khẳng định chất lượng cho các cổng thương mại điện tử.
  • Chứng chỉ EV –SSL (Extended Validation) thích hợp với các trang ngân hàng, tài chính.
  • Wildcard SSL Certificate dùng để bảo mật cho các tên miền cấp dưới.

Lợi ích khi sử dụng chứng chỉ SSL

Chứng chỉ SSL mang đến rất nhiều lợi ích cho cả website lẫn khách hàng truy cập vào website đó.

  • Cài đặt chứng chỉ SSL cho website sẽ giúp mã hóa thông tin tốt. Thế giới internet hiện nay là một cổng thông tin đã chiều, nhiều người truy cập. Bạn sẽ mã hóa được thông tin tốt để tránh mọi truy vấn thông tin theo chiều hướng xấu. Hacker và những kẻ lấy cắp sẽ khó khăn hơn trong việc đánh cắp thông tin từ website của bạn.
  • SSL sẽ giúp website của bạn cung cấp tính xác thực đến khách hàng. Hầu hết khách hàng đều đánh giá cao những website có SSL. Bạn sẽ trở thành website đáng tin cậy với đối tác, khách hàng của mình.
  • Những website muốn nhận thông tin thẻ tín dụng phải có chứng chỉ SSL uy tín. Những website này sẽ phải vượt qua những tiêu chuẩn kiểm tra nghiêm ngặt. SSL Certificate giúp hoạt động này diễn ra nhanh hơn.
  • Đối với SEO, chứng chỉ SSL chiếm một vị trí rất quan trọng. HTTP + SSL sẽ tạo thành tên miền thương hiệu HTTPS. Đây là một trong những tiêu chí đánh giá xếp hạng của Google. Khi bạn đạt HTTPS chứng tỏ bạn bảo mật thông tin tốt, tăng trải nghiệm người dùng cao.
  • Thương hiệu và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ uy tín hơn với chứng chỉ SSL. Bạn nên đăng ký chứng chỉ SSL cho website của mình sớm để nhận được nhiều quyền lợi khi kinh doanh online.

Tự đăng ký SSL cho website như thế nào?

đăng ký SSL cho website như thế nào

1. Đăng ký chứng chỉ SSL cho website trên cPanel

Với việc cài đặt chứng chỉ SSL trên cPanel bạn sẽ thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào cPanel
  • Bước 2: Click vào tính năng SSL/TLS Manage
  • Bước 3: Chọn Manage SSL Sites.
  • Bước 4: Chọn địa chỉ web cần cài đặt chứng chỉ SSL.
  • Bước 5: Bạn sẽ nhận được 1 file thông tin. Chỉ cần điền các thông tin đầy đủ như file yêu cầu là được.
  • Bước 6: Nhấn Install Certificate và bạn đã hoàn tất đăng ký SSL trên cPanel cho website của mình.

2. Đăng ký chứng chỉ SSL bằng cách dùng giao diện quản lý WordPress

Với những website có giao diện quản lý WordPress bạn sẽ tiến hành đăng ký SSL bằng cách sau:

  1. Đầu tiên, truy cập vào quản trị website, đến Dashboard và mở tab Settings lên
  2. Sau đó, chọn tính năng General, tìm các tác vụ WordPress Address và Site Address

Với những web chuyển hướng 301 bạn sẽ thực hiện thao tác tìm File .htaccess. Sau đó click vào file này và chuyển chúng đến mục public_html. Sau đó từ public_html tìm File .htaccess và chọn View/Edit. Cuối cùng chỉ cần lưu lại thay đổi là bạn đã hoàn tất.

3. Đăng ký SSL bằng cách cài Plugin

Những cách đăng ký chứng chỉ SSL trên thường dành cho những người nhận chứng chỉ SSL miễn phí. Với SSL có phí, các nhà cung cấp dịch vụ hosting thường cũng hỗ trợ bạn cài đặt trên web luôn cho bạn.

Nếu bạn cài đặt Plugin chất lượng thì Plugin này sẽ tự động scan website để tìm WordPress SSL Certificate. Bạn chỉ cần truy cập vào Dashboard đến Settings và tìm đến SSL rồi nhấn vào Reload over HTTPS để hoàn tất.

Các thao tác này về cơ bản sẽ đơn giản với những SEOer hoặc quản trị viên chuyên nghiệp. Với những người thực hiện lần đầu tiên sẽ gặp nhiều khó khăn. Bạn có thể kết hợp với các Dịch vụ SEO Web, Marketing Online, hay đặc biệt là Dịch vụ Thiết kế Web để họ hỗ trợ bạn đăng ký chứng chỉ SSL đơn giản và hiệu quả hơn. Nếu có các lỗi về xung đột ứng dụng, plugin xảy ra thì những đơn vị này sẽ tìm cách xử lý cho bạn tốt hơn.

| THAM KHẢO NGAY DỊCH VỤ THIẾT KẾ WEBSITE UY TÍN TÍCH HỢP BẢO MẬT SSL TẠI MONA MEDIA:

Thiết kế Website Mona Media

Một số lỗi có thể gặp khi cài đặt chứng chỉ SSL

Sau khi đăng ký HTTPS cho website có thể xảy ra một số lỗi với website của bạn.

  • Bị lỗi hình ảnh CDN sau khi đăng ký SSL. Nhiều hình ảnh trên website của bạn bị lỗi vì liên kết không an toàn. Hoặc do những chuyển hướng trên web của bạn thay đổi dẫn đến những lỗi này. 
  • Một số website sẽ thất xuất hiện thông báo “Not Secure”. Đây là thông báo liên kết thông an toàn. Bạn có thể xóa toàn bộ bộ nhớ Cache và tiến hành tải lại trang.

Ngoài ra, còn một số lỗi như:

  • This connection is untrusted: có nghĩa là kết nối không đáng tin cậy.
  • SSL connection Error or SSL Protocol Error: Lỗi liên quan đến các giao thức SSL.
  • Your connection is not private or secure: Kết nối không an toàn hoặc không riêng tư…

Tùy theo từng lỗi để có những cách xử lý khác nhau. Thường gặp những lỗi này thì quản trị viên thường hay thêm các chứng chỉ khác, thiết lập lại thời gian cho website hoặc truy cập tạm thời không có SSL…

Theo kinh nghiệm chuyên ngành của chúng tôi, các doanh nghiệp hãy nên dùng các SSL trả phí để được hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng như được tư vấn những giải pháp bảo mật hiệu quả nhất.

Song, tìm được một nhà cung cấp uy tín không dễ dàng bởi hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp SSL. Theo đánh giá của chúng tôi và đánh giá của khách hàng, Mona Media hiện nay là một đại lý SSL uy tín trong thị trường tại Việt Nam. 

|| Nếu có nhu cầu, doanh nghiệp đừng ngần ngại liên hệ ngay tới HOTLINE 1900 636 648 để được các chuyên viên dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực website của MonaMedia hỗ trợ NHIỆT TÌNHMIỄN PHÍ 24/24 về dịch vụ mua SSL nhé!

Đăng ký SSL

Tạm kết

Môi trường công nghệ số, Internet hiện nay cụ thể là Google đánh giá rất cao các chứng chỉ SSL. Từ việc khẳng định uy tín của website, tạo niềm tin cho khách hàng đến SEO Website đều cần đến chứng chỉ này. Hãy tìm hiểu về chứng chỉ SSLcài đặt SSL uy tín nhất cho website của bạn ngay hôm nay nhé!